Nếu thấy những dấu này diễn ra bất thường trên cơ thể, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay!
1. Sút cân mặc dù không cố gắng giảm cân
Khi cân nặng của bạn thay đổi do chế độ ăn uống, luyện tập, hay thuốc men… thì đó là điều hoàn toàn bình thường.
Bạn giảm 5% trọng lượng trong vòng 6-12 tháng trong khi không thực hiện bất kỳ chế độ ăn kiêng hay luyện tập nào.
Các yếu tố có thể gây mất cân bao gồm ung thư, trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh Parkinson, tiểu đường, cường giáp và một số bệnh khác.
2. Đau bụng
Đau bụng có thể xảy ra do tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét, chấn thương, táo bón, viêm ruột… Nó cũng có thể xảy ra do việc luyện tập.
Cơn đau kéo dài hơn ba ngày hoặc có liên quan với chấn thương. Ngoài ra, nếu các cơn đau theo đau ngực hoặc cường độ ngày càng tăng, hay đi cùng cảm giác nôn, buồn nôn… hãy đến khám bác sĩ ngay.
3. Khó thở
Tập thể dục, lo lắng, viêm phế quản, hen suyễn… có thể gây khó thở. Ngoài ra, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, lo âu, bệnh béo phì và độ cao cũng có thể làm cho bạn khó thở.
Khó thở kèm cảm giác đau ngực, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân…
Khó thở khi nằm hoặc kèm sốt cao, ớn lạnh và ho, môi hoặc ngón tay chuyển sang màu xanh.
4. Đau đầu
Đau đầu do căng thẳng vì công việc là điều không đáng lo ngại. Bạn cũng có thể gặp đau đầu do bị bệnh mãn tính, đau đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, thiếu ngủ, bỏ bữa, bị chóng mặt, nhiễm trùng xoang, ăn một số loại thực phẩm nhất định hoặc uống rượu…
Cơn đau đầu tới một cách bất ngờ cùng cảm giác nhức đầu dữ dội.
Đau đầu liên quan tới các triệu chứng thần kinh (như thể trạng yếu, chóng mặt, mất cân bằng đột ngột, tê hoặc ngứa ran…).
Đau đầu liên kết với biều hiện sốt, khó thở, cổ cứng, phát ban, buồn nôn và nôn nặng, hoặc nó khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm. Nếu bị hơn 3 lần đau đầu như vậy trong 1 tuần bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời.
5. Sốt
Sốt thường xảy ra khi cơ thể chống lại các bệnh lây nhiễm như cúm hoặc viêm sau chấn thương hoặc bệnh tật.
Nhiệt độ cơ thể là hơn 38 độ C hoặc cao hơn, đồng thời cơn sốt diễn ra trong hơn ba ngày dù cơ thể không có dấu hiệu chấn thương hay viêm nhiễm nào.
Bạn nên đi khám nếu gặp ảo giác, rối loạn tâm thần, bơ phờ hay tức giận, co giật, mất nước, nhức đầu nặng, phát ban da, cứng cổ hoặc đau khi cúi.
6. Phân đen khi đi đại tiện
Những thay đổi về màu sắc của phân không phải lúc nào cũng là báo động bởi nó có thể do những thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Ví dụ, ăn củ cải đường, nam việt quất, hoặc rau màu đỏ khác có thể thay đổi màu sắc của phân.
Bạn nhận thấy phân màu đỏ hoặc màu đen mà không liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt là kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, chuột rút, nôn mửa, sụt cân… Đồng thời, nếu phân đen kèm theo ra máu nó có thể là biểu hiện của vết loét trong dạ dày, ung thư hoặc rối loạn khác.
7. Ngủ ngáy
Nếu bạn vừa trải qua một ngày hoạt động quá sức, ngủ ngáy là điều hoàn toàn bình thường.
Bạn ngáy mỗi đêm trong tình trạng thở hổn hển và khịt mũi. Những triệu chứng buồn ngủ ban ngày cộng với những biểu hiện đó có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể dẫn đến huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch.
8. Xuất hiện những vết tàn nhang rải rác
Nhiều vết sạm, đốm đen, tàn nhang và những điểm sáng nhỏ màu đỏ (được gọi là u mạch máu lành tính…) không gây tổn hại nghiêm trọng, mặc dù nó có thể gây mất thẩm mỹ.
Bạn có một đốm màu nâu mới xuất hiện với những biểu hiện về bất thường như: có hình vỏ sò hoặc đường viền ngoài lởm chởm, nhiều màu sắc, có đường kính 6 mm hoặc lớn hơn và bắt đầu thay đổi hình dạng, màu sắc, kích thước, hoặc trở nên ngứa hoặc đau đớn.
9. Không thể thỏa mãn cơn khát
Mùa hè nóng bức, cảm giác khát nước và không đi tiểu nhiều sau đó có nghĩa là bạn đang thiếu nước. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi bạn uống nước. Khát nước cũng có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và một số thuốc tâm thần.
Cơn khát của bạn đi kèm với tình trạng sưng ở chân và tăng cân nhanh chóng. Nó có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, thận hoặc đái tháo đường.
Nếu bạn bị mất nước và sau khi uống nước, cơn khát không được thỏa mãn kèm theo buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi và cần được đi khám ngay lập tức.
10. Đầy hơi, khó tiêu
Đầy hơi và khó tiêu có thể xảy ra sau khi bạn ăn nhiều thực phẩm, uống bia rượu…
Đầy hơi, khó tiêu kèm theo biểu hiện nóng rát ở ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Nếu các triệu chứng này xảy ra khi bạn hoạt động hoặc khi đi bộ, nó có thể là dấu hiệu của đau thắt ngực hoặc bệnh tim.
11. Đau nhức cơ bắp
Đau nhức cơ bắp là phản ứng bình thường của cơ thể xảy ra sau khi tập luyện từ 4-6 giờ. Sự đau nhức và khó chịu đạt đỉnh sau khoảng 48 giờ. Với trường hợp này bạn chỉ cần massage, nghỉ ngơi có thể giúp giảm đau.
Cơn đau xảy ra ở khắp bộ phận cơ thể và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Kèm theo đó, bạn thấy yếu hơn, nước tiểu sẫm màu. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm độc máu và cần điều trị ngay lập tức.
12. Táo bón kéo dài
Thỉnh thoảng bị táo bón là điều bình thường. Nó có thể do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, không uống đủ nước, hội chứng ruột kích thích, căng thẳng… Điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống sẽ giúp giảm tình trạng táo bón.
Bạn bị táo bón kéo dài hơn hai tuần, bạn thấy đại tiện ra máu, giảm cân bất ngờ mà không cần ăn kiêng, phân thay đổi kích cỡ hoặc đau bụng nặng kèm theo đại tiện. Nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng như hội chứng ruột kích thích, tình trạng thần kinh (bệnh Parkinson), suy giáp, bệnh trĩ…
Lê Lam
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…