Thứ Năm, 26/07/2018 | 14:09

Bệnh lao là nguyên nhân chính gây  tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. Căn bệnh này mỗi năm giết chết gần 2 triệu người. Bệnh cũng là phổ biến ở những người nhiễm HIV / AIDS. Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ thống thần kinh trung ương, hệ bạch huyết, và hệ thống tuần hoàn. Vậy bạn biết gì về bệnh lao phổi? Hãy cùng tìm hiểu chung về bệnh lao phổi qua các thông tin dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh lao phổi

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Bệnh lao là do loại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra được lây lan từ người này sang người khác. Bạn sẽ bị nhiễm bệnh lao nếu bạn hít phải không khí nhiễm khuẩn. Một số người có hệ thống miễn dịch tốt sẽ nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Những người khác sẽ phát triển bệnh lao âm ỉ và sẽ mang vi khuẩn trong người.

Các triệu chứng của bệnh lao phổi

Hầu hết những người bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh lao thực sự không xuất hiện rõ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi triệu chứng xuất hiện bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, sốt , giảm cân, đổ mồ hôi đêm, ớn lạnh, và mất cảm giác ăn ngon miệng. Triệu chứng cụ thể của phổi bao gồm ho kéo dài khoảng 3 tuần hoặc hơn, ho ra máu, đau ngực, và đau khi thở hoặc ho.

Cách điều trị bệnh lao phổi

Điều trị lao phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn như thế nào. Vì vậy nếu thấy có các dấu hiệu của bệnh bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám bênh và nhớ là hãy uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ. Rào cản lớn nhất để điều trị thành công là bệnh nhân có xu hướng ngừng uống thuốc của họ, vì họ bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Điều quan trọng khi uống hết thuốc là để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn lao trong cơ thể. Vì vậy, hãy cố gắng uống thuốc đầy đủ, đúng giờ và thường xuyên.

Phương pháp tốt hơn trong việc ngăn ngừa bệnh lao hay bệnh lao tái phát bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh mà sẽ chăm sóc hệ thống miễn dịch của bạn. Để ngăn chặn truyền bệnh cho người khác nếu bạn bị nhiễm, hãy ở nhà tránh ra ngoài nhiều, che miệng của bạn khi nói hoặc khi ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc giúp các bạn có thể tìm hiểu về bệnh lao phổi được rõ ràng, cụ thể hơn. Hi vọng các bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh dễ lây nhiễm này để phòng tránh kịp thời và đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ 5 thủ phạm ‘giết chết’ lá phổi

+ COVID-19 gây tổn thương phổi như thế nào? có phục hồi được phổi không?

+ Phục hồi chức năng tràn dịch màng phổi theo BYT

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook